Bất kỳ ngôn ngữ nào khi phân tích văn phạm của nó đều phải nắm được các từ loại của nó và các biến thể của từ loại này. Trước hết chúng ta tìm hiểu về danh từ là từ loại quen thuộc nhất và đơn giản nhất trong tất cả các ngôn ngữ.
I. Định nghĩa và phân loại
Trong tiếng Anh danh từ gọi là Noun.
Danh từ là từ để gọi tên một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.
Danh từ có thể được chia thành hai loại chính:
Danh từ cụ thể (concrete nouns): chia làm hai loại chính:
Danh từ chung (common nouns): là danh từ dùng làm tên chung cho một loại như:
table (cái bàn), man(người đàn ông), wall (bức tường)…
Danh từ riêng (proper nouns): là tên riêng như:
Peter, Jack, England…
Danh từ trừu tượng (abstract nouns):
happiness (sự hạnh phúc), beauty (vẻ đẹp), health (sức khỏe)…
II. Danh từ đếm được và không đếm được (countable and uncountable nouns)
Danh từ đếm được (Countable nouns): Một danh từ được xếp vào loại đếm được khi chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật ấy. Phần lớn danh từ cụ thể đều thuộc vào loại đếm được.
Ví dụ: boy(cậu bé), apple (quảtáo), book (quyển sách), tree (cây)…
Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): Một danh từ được xếp vào loại không đếm được khi chúng ta không đếm trực tiếp người hay vật ấy. Muốn đếm, ta phải thông qua một đơn vị đo lường thích hợp. Phần lớn danh từ trừu tượng đều thuộc vào loại không đếm được.
Ví dụ: meat (thịt), ink (mực), chalk (phấn), water (nước)…
Số nhiều của danh từ
Một được xem là số ít (singular). Từ hai trở lên được xem là số nhiều (plural). Danh từ thay đổi theo số ít và số nhiều
I. Nguyên tắc đổi sang số nhiều
1.Thông thường danh từ lấy thêm S ở số nhiều.
Ví dụ: chair – chairs ; girl – girls ; dog – dogs
2.Những danh từ tận cùng bằng O, X, S, Z, CH, SH lấy thêm ES ở số nhiều.
Ví dụ: potato – potatoes ; box – boxes ; bus – buses ; buzz – buzzes ; watch – watches ; dish – dishes
Ngoại lệ:
a) Những danh từ tận cùng bằng nguyên âm + O chỉ lấy thêm S ở số nhiều.
Ví dụ: cuckoos, cameos, bamboos, curios, studios, radios
b) Những danh từ tận cùng bằng O nhưng có nguồn gốc không phải là tiếng Anh chỉ lấy thêm S ở số nhiều.
Ví dụ: pianos, photos, dynamo, magnetos, kilos, mementos, solos
3.Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + Y thì chuyển Y thành I trước khi lấy thêm ES.
Ví dụ: lady – ladies ; story – stories
4.Những danh từ tận cùng bằng F hay FE thì chuyển thành VES ở số nhiều.
Ví dụ: leaf – leaves, knife – knives
Ngoại lệ:
a) Những danh từ sau chỉ thêm S ở số nhiều:
roofs: mái nhà - gulfs: vịnh
cliffs: bờ đá dốc - reefs: đá ngầm
proofs: bằng chứng - chiefs: thủ lãnh
turfs: lớp đất mặt -safes: tủ sắt
dwarfs: người lùng -riefs: nỗi đau khổ
beliefs: niềm tin
b) Những danh từ sau đây có hai hình thức số nhiều:
scarfs, scarves: khăn quàng
wharfs, wharves: cầu tàu gỗ
staffs, staves: cán bộ
hoofs, hooves: móng guốc
II. Cách phát âm S tận cùng
S tận cùng (ending S) được phát âm như sau:
1.Được phát âm là /z/: khi đi sau các nguyên âm và các phụ âm tỏ (voiced consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /b/, /d/, /g/, /v/, /T/, /m/, /n/, /N/, /l/, /r/.
Ví dụ: boys, lies, ways, pubs, words, pigs, loves, bathes, rooms, turns, things, walls, cars.
2.Được phát âm là /s/: khi đi sau các phụ âm điếc (voiceless consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /f/, /k/, /p/, /t/ và /H/.
Ví dụ: laughs, walks, cups, cats, tenths.
3.Được phát âm là /iz/: khi đi sau một phụ âm rít (hissing consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /z/, /s/, /dZ/, /tS/, /S/, /Z/.
Ví dụ: refuses, passes, judges, churches, garages, wishes.
III. Các trường hợp đặc biệt
1.Những danh từ sau đây có số nhiều đặc biệt:
man – men: đàn ông
woman – women: phụ nữ
child – children: trẻ con
tooth – teeth: cái răng
foot – feet: bàn chân
mouse – mice: chuột nhắt
goose – geese: con ngỗng
louse – lice: con rận
2.Những danh từ sau đây có hình thức số ít và số nhiều giống nhau:
deer: con nai
sheep: con cừu
swine: con heo